STVN – Bài viết nghiên cứu bởi Ts. Trịnh Xuân Đức
(Tiếp nối phần 1)
Tác giả chỉ ra nguyên nhân để cơ quan quản lý nhà nước xem xét, cân nhắc và đề xuất các biện pháp giải quyết. Đặc biệt, cần thống nhất với các đơn vị liên quan và giảm gánh nặng cho doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Các vấn đề tiếp tục tồn tại liên quan đến việc tái sử dụng nước thải chăn nuôi bao gồm:
(1) Chưa chỉ ra phạm vi chính xác việc TSD nước thải chăn nuôi được dùng vào mục đích cụ thể nào?
Hiện nay, các quy định pháp lý chỉ quy định chung về việc tái sử dụng nước thải chăn nuôi để tưới cây trồng. Tuy nhiên, việc tưới cây trồng là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều mục đích khác nhau, như tưới cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lấy gỗ, cây cảnh,… Việc không quy định cụ thể phạm vi mục đích sử dụng nước thải chăn nuôi dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng các quy định pháp lý.
(2) Chưa hiểu rõ đối tượng xả thải nước từ các hoạt động chăn nuôi có phải bắt buộc xử lý về tiêu chuẩn cho phép trước khi được TSD không?
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, đối tượng xả thải nước thải phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường theo quy định. Tuy nhiên, các quy định pháp lý hiện hành chưa quy định cụ thể đối tượng xả thải nước thải từ các hoạt động chăn nuôi có phải bắt buộc xử lý về tiêu chuẩn cho phép trước khi được TSD hay không.
(3) Mục tiêu chính của dự án là chăn nuôi có nên yêu cầu nhà đầu tư phải trồng cây không?
Trong nhiều trường hợp, mục tiêu chính của dự án chăn nuôi là sản xuất sản phẩm chăn nuôi, chứ không phải trồng cây. Việc yêu cầu cho chủ trang trại trồng cây để tái sử dụng nước thải chăn nuôi có thể dẫn đến việc giảm hiệu quả sản xuất chăn nuôi.
(4) Việc nước thải không xử lý mà sử dụng ngay để tưới cây có được coi là xả chất gây ô nhiễm vào môi trường không?
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, việc xả chất gây ô nhiễm vào môi trường là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc nước thải không xử lý mà sử dụng ngay để tưới cây có được coi là xả chất gây ô nhiễm vào môi trường hay không vẫn chưa được quy định rõ ràng.
(5) Khi xả thải trực tiếp nước thải vào môi trường thông qua việc tưới cây có làm ô nhiễm đất và tái ô nhiễm nguồn nước do chảy tràn theo nước mưa hay không?
Nước thải chăn nuôi có chứa nhiều chất ô nhiễm, trong đó có các chất gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Việc xả thải trực tiếp nước thải vào môi trường thông qua việc tưới cây có thể làm ô nhiễm đất và tái ô nhiễm nguồn nước do chẩy tràn theo nước mưa.
(6) Tái sử dụng nước thải chăn nuôi nếu chỉ thoả mãn QCVN 1-1995:2022/BNNPTNT thì hầu như nước thải không cần xử lý mà có thể mang đi tưới cây như vậy nguy cơ gây mùi hôi là hiện hữu, đặc biết các vi khuẩn gây bệnh có thể còn tồn tại trong nước thải sẽ là nguyên nhân phát tái bệnh dịch cho vật nuôi và thậm chí cho cả người.